Khám phá: Thảo mai là gì? 6 Dấu hiệu của sự thảo mai cần tránh xa

thpt-nguyenvancu-brvt.edu.vn gửi tới các bạn bài viết Thảo mai là gì? 6 Dấu hiệu của sự thảo mai cần tránh xa. Hi vọng sẽ hữu ích cho các bạn.

Thảo mai là một hành vi thường xuất hiện nhiều trong cuộc sống của bạn. Liệu bạn đã hiểu thảo mai là gì và có thực sự tốt khi mình trở nên thảo mai?  Cùng thpt-nguyenvancu-brvt.edu.vntìm hiểu ngay nhé khái niệm và những dấu hiện thể hiện sự thảo mai nhé!

1. Nguồn gốc của cụm từ thảo mai

Cụm từ “thảo mai” không phải là một từ vón có, trong từ điển Tiếng Việt cũng không hề có cụm từu này xuất hiện. Thảo mai được coi như một là từ lóng được dùng để ám chỉ và không rõ nguồn gốc.

Từ thảo mai xuất hiện nhiều nhất là nằm trong một số câu tục ngữ ngày xưa truyền lại: “Thảo mai bán chỉ vàng – Giữa làng bán chỉ xanh”. Nhằm ám chỉ về về một người bán hàng lúc đầu bán hàng một kiểu nhưng về sau lại bán hàng kiểu khác. Nó giống như cách thức bán hàng lừa dối “treo đầu dê bán thịt chó” trong kinh doanh.

2. Thảo mai là gì?

Thảo mai là gì?

Vậy thảo mai là gì? Thảo mai thường xuất hiện trong những cuộc đối thoại hàng ngày nó là một cụm từ dùng để miêu tả về lời nói, hành động của một người. Thảo mai là chỉ những người bên ngoài dùng một bộ mặt ngây thơ, tốt bụng và vô tội có vẻ như không biết gì. Những đằng sau bộ mặt ấy là những suy tính và hành động khác hẳn. Họ thường có những suy nghĩ không tốt và thao túng người khác. 

Những người có tính thảo mai này khi chưa bị phát hiện ra thì thường được rất nhiều người quý mến bởi tưởng chừng đó là nội tâm mà họ muốn thể hiện. Nhưng khi đã bị phát hiện thì mọi người thường sẽ thể hiện thái độ xa lánh và không được xem trọng. Bởi lẽ những lời mà họ nói ra thường không tin tưởng được. Và cũng không ai muốn làm việc, nói chuyện với người hai mặt, không thật lòng.

3. Làm sao để biết là người thảo mai?

Làm sao để biết là người thảo mai?

  • Khen ngợi quá đà: Những người có tính thảo mai thường mang những lời khen ngợi người khác một cách quá lố lăng. Đôi khi người được khen cũng không đến mức như vậy nhưng qua lời nói của người thảo mai thì được phóng đại lên. Trong lời nói của những người này ít có sự chân thành mà chủ yếu là những lời khen sáo rỗng.

  • Nói xấu sau lưng người khác: Người thảo mai như đã nói ở trên khi khen thì sẽ hết lời để ca ngợi nhưng khi họ không ở đó thì nói xấu. Những câu chuyện này thường bắt đầu từ những suy nghĩ xấu của họ Họ có thể nói những câu chuyện trên trời dưới biển, những câu chuyện không có thật được thêu dệt trên 10% sự thật. Những lời nói này đôi khi dùng để hạ thấp, bôi nhọ danh dự của người khác để nâng cao giá trị của bản thân.

  • Lợi dụng người khác. Người thảo mai thường sử dụng lời nói hay hoàn cảnh của mình khiến người nghe làm theo mục đích của mình. Tiêu biểu những việc mà họ có thể lợi dụng người khác như vay mượn tiền bạc, sự giúp đỡ trong công việc đôi khi là để lấy lòng thương cảm trong tình yêu, tình bạn. 

  • Chỉ đổi xử đặc biệt với một số người: Một số người ở đây được nói đến có thể là sếp, cấp trên, những người có thể làm ảnh hưởng để công việc, cuộc sống của họ. Người thảo mai thường đặc biệt chăm sóc những người được kể ở trên. Những những người không liên quan đến họ, không nằm trong vòng tròn ưa thích của họ thì họ sẽ đối xử hoàn toàn khác.

  • Đâm sau lưng: Tương tự giống như việc nói xấu sau lưng nhưng việc đâm sau lưng nó ở một level cao hơn chút. Những người này có thể khen ngợi, hoà đồng khi nói chuyện mọi người. Nhưng khi gặp chuyện họ sẽ không nói thẳng nói thật mà đợi khi có cơ hội sẽ đưa ra những nhận xét gay gắt nhằm hạ thấp người mà họ không thích.

  • Sở hữu nhiều drama: Một số trường hợp thảo mai còn rất thích đóng vai nạn nhân để thể hiện bản thân. Họ hay có những hành vi thể hiện sự tổn thương để khiến người khác phải chú ý đến bản thân. Khi đã được phân chia rõ ràng sự việc hoặc họ bị bắt lỗi thì họ thường tỏ ra yêu ớt như không biết gì hoặc lơ những chuyện đó ra sau.


4. Nên phản ứng như thế nào khi gặp phải người thảo mai?

Nên phản ứng như thế nào khi gặp phải người thảo mai?

Đối với chốn văn phòng có lẽ cụm từ thảo mai đã trở nên gắn bó và gần gũi hơn hết. Bạn có thể là người chứng kiến hoặc là nạn nhân của trường hợp sau: Một nhân viên văn phòng có ứng xử nhẹ nhàng và vừa đủ tại công ty. Họ đi làm và tự tin rằng mình đã và đang có những đồng nghiệp tin cậy và đáng để học hỏi. Khi mới bắt đầu những người đồng nghiệp này niềm nở và thể hiện thái độ tích cực với bạn. Nhưng sau lưng bạn họ lại thành lập những group chuyên để đi nói xấu và tung tin đồn thất thiệt về bạn?

Nếu bạn là người mắc phải tình huống này, liệu bạn có ngồi im hay sẽ làm gì? Để thpt-nguyenvancu-brvt.edu.vnmách bạn nhé.

  • Không nên để tâm quá nhiều: Bạn sinh ra không phải để làm hài lòng tất cả mọi người. Hãy làm đúng những gì mà lương tâm của bạn mách bảo. Hãy tập trung và làm tốt công việc của mình và thể hiện sự xuất sắc

  • Mọi thứ được thể hiện bằng kết quả: Thay vì để tâm những lời nói sáo rỗng bạn hãy thể hiện bằng kỹ năng của mình. Con số và hiệu suất làm việc của bạn không biết nói dối. Bạn tuy không thể kiểm soát được miệng nói của người khác nhưng bạn có thể kiểm soát được hành động của mình.

  • Lắng nghe: Trước khi phản biệt hoặc bỏ qua những phản hồi của người thảo mai nói ra. Bạn có thể lắng nghe và chắt lọc thông tin, nếu có sự thật trong đó bạn hãy xem xét và hoàn thiện bản thân hơn và cám ơn họ. Nếu đó là những lời vô căn cứ bạn hoàn toàn có thể bỏ qua.

  • Thần chú “MẶC KỆ HỌ!”: Mỗi người đều có sự lựa chọn, hành vi, lời nói khác nhau. Thay vì để tâm và tìm cách thay đổi suy nghĩ của họ thì bạn hãy tập trung vào bản thân. Năng lực của bạn cuối cùng sẽ do cấp trên đánh giá và cấp trên chỉ quan tâm đến con số mà thôi

  • Giữ khoảng cách: Một khi đã nhận ra những người thảo mai xung quanh mình bạn nên giữ khoảng cách với họ. Thứ nhất nước sông không phạm nước giếng, thứ hai bạn không nên nói nhiều về bản thân cũng như những bí mật của mình để tránh bị “mồm lê đôi mách”, “tam sao thất bản”.

  • Đối diện: Một trong những cách khiến họ phải câm nín luôn đó chính là đối diện với những lời nói của họ. Họ nói có gì sai sự thật hay nói lại luôn ngay lúc đấy trước mặt họ để họ biết rằng đôi khi mồm miệng đừng trôi đi quá xa.

  • Cảnh giác và giữ miệng: Nơi làm việc là nơi có nhiều ‘drama” nhất. chính vì vậy mà bạn cần thận trọng. Đối với những người mới quen hoặc không thật sự tin tưởng đừng nói quá nhiều về bản thân để tránh bị họ lợi dụng và khai thác điểm yếu.

5. Ranh giới giữa khôn khéo và thảo mai trong công việc?

Khôn khéo và thảo mai trong công việc đôi khi bị đánh giá tương đồng nhau. Bởi chúng đều có đặc điểm chúng là thuyết phục người đối diện lăng nghe bằng lời nói, hành động. 

Những người khôn khéo trong giao tiếp thường biết cách xử sự. Thứ nhất họ sẽ luôn ưu tiên công việc nhưng bên cạnh đó vẫn luôn thể hiện sự tôn trọng, phải phép đối với những người xung quanh. Họ rất ít khi buông lời để đàm tiếu, phán xét về ai đó. Cũng như không thể hiện sự thiên vị cho bất cứ thành viên hay đồng nghiệp nào trong văn phòng làm việc. Khi đồng nghiệp gặt hái được thành công trong công việc hay cuộc sống họ sẽ là người chúc mừng. Họ coi đó là điều để bản thân đáng được học hỏi và trau dồi kiến thức. 

Trái ngược lại với những người thảo mai họ sẽ luôn dè chứng về những thành tích mà người khác đạt được. Họ không những có mong muốn được phấn đấu mà luôn tìm cách để dìm xuống nói xấu hoặc đâm sau lưng. 

Hi vọng với bài viết trên của YODY bạn đã hiểu biết nhiều hơn về ý nghĩa của cụm từ “thảo mai là gì?”. Trong công việc không thiếu những người thảo mai, hãy cẩn thân phân biệt và tránh khiến cho bản thân cũng trở nên thảo mai nhé.