Khám phá: Đắp mặt nạ xong có cần rửa mặt không? Cách lựa chọn mặt nạ

thpt-nguyenvancu-brvt.edu.vn gửi tới các bạn bài viết Đắp mặt nạ xong có cần rửa mặt không? Cách lựa chọn mặt nạ. Hi vọng sẽ hữu ích cho các bạn.

Công cuộc làm đẹp của chị em là vấn đề muôn thuở chưa bao giờ nguội lạnh. Việc đắp mặt nạ xong có cần rửa mặt hay không cũng là vấn đề mà nhiều chị em thắc mắc. Hãy cùng thpt-nguyenvancu-brvt.edu.vnđi vào tìm hiểu ngay với bài viết sau đây nhé. 

1. Cách đắp mặt nạ hiệu quả

Đặp mặt nạ giấy

Cách đắp mặt nạ hiệu quả

Trên thị trường hiện nay có vô số những loại mặt nạ dành cho từng loại da khác nhau với những công dụng vô cùng khác nhau. Nhưng bạn sở hữu làn da nào, loại mặt nạ dù đắt hay rẻ thì cũng hãy thực hiện các bước lần lượt sau đây:

Bước 1: Tẩy trang: Sử dụng dầu tẩy trang hoặc nước tẩy trang chuyên dụng để loại bở bớt lớp make up hay các chất bụi bẩn

Bước 2: Sữa rửa mặt: Dùng sữa mặt để tẩy những lớp bụi bẩn còn nằm sâu trong lỗ chân lông mà nước tẩy trang không lấy đi được

Bước 3: Tẩy da chết: Hãy tẩy da chết vật lí hoặc hoá học từ 2 – 3 lần/ tuần để các chất tốt cho da có thể thẩm thấu một cách tốt nhất.

Bước 4: Đăp mặt nạ: Sử dụng các loại mặt nạ đã chuẩn bị và dàn trải đều trên da

Bước 5: Thư giãn với mặt nạ trong 15 – 20p hoặc xem kĩ hướng dẫn của NSXvề thời gian sử dụng mặt nạ

Bước 6: Sau khi đã đắp mặt nạ xong thì tiếp tục các bước trong qua trình routine của bản thân và đi ngủ.

2. Đắp mặt nạ xong có cần rửa mặt không?

Ngày nay có rất nhiều loại mặt nạ dành cho da mà bạn có thể sử dụng và mỗi loại lại có những cách sử dụng khác nhau. Có hai loại mặt nạ chính là: Mặt nạ cần rửa sau khi đắp và mặt nạ không cần rửa sau khi đắp.

Trước khi đắp mặt nạ thì bạn cần tìm hiểu rõ sản phẩm mà mình sử dụng cho cần rửa lại hay không. Dưới đây là list những loại mặt nạ bạn cần lưu ý: 

2.1 Mặt nạ cần rửa sau khi đắp

  • Mặt nạ giấy

  • Mặt nạ bùn

  • Mặt nạ đất sét

  • Mặt nạ lột

  • Mặt nạ tự nhiên (được làm từ các thành phần tự nhiên: rau má. sữa chua, chanh, nha đam…)

  • Mặt nạ dạng thạch

  • Mặt nạ sủi bọt

Những loại mặt nạ này sau khi đắp mặt theo thời gian quy định thì cần rửa sạch với nước mát để loại phần còn thừa lại trên da. Bởi lẽ những loại mặt nạ àny nếu để lâu lại trên da có thể làm tác dụng ngược như: làm da quá khô, bít tác lỗ chân lông, khiến da đổ quá nhiều dầu, da bị axit hoá,…

rửa mặt

Đắp mặt nạ xong có cần rửa mặt không?

2.2 Mặt nạ khồng cần rửa sau khi đắp

  • Mặt nạ ngủ

  • Măt nạ collagen

  • Toner/Lotion mask

Đối với những loại mặt nạ này thì trong đó có chứa những dưỡng chất nhanh thẩm thấu trên da và dưỡng ẩm trên bề mặt da mà không cần rửa mặt lại. Việc đắp những loại mặt nạ này rồi rửa mặt vô tình bạn đã lau đi những tính chất mà mặt nạ mang đến. Đối với những loại mặt nạ này bạn chỉ cần tap tap nhẹ trên da để tinh chất thấu nhanh và sâu hơn thôi.


3. Lựa chọn mặt nạ theo từng loại da

Cô gái cầm mặt nạ

Lựa chọn mặt nạ theo từng loại da

Việc đắp mặt nạ xong có cần rưa mặt xong thì nó còn phụ thuộc vào việc lựa chọn loại mặt nạ nào. Tuy nhiên mỗi người lại có những tình trạng da và loại da khác nhau. Vì vậy để lựa chọn được loại mặt nạ tốt nhất cho bản thân hãy xác định loại da của mình.

  • Da dầu: ưu tiên sử dụng những loại mặt nạ có công dụng giảm tuyến bã nhờn, se khít lỗ chân lông

  • Da khô: sử dụng những loại mặt nạ chuyên dưỡng ẩm sâu

  • Da hỗn hợp: Sử dụng những loại mặt nạ dạng gel vừa kiểm soát bã nhờn vừa có khả năng cấp ẩm cho da

  • Da nhạy cảm: Ưu tiên sử dụng những loại mặt nạ chiết xuất từ thiên nhiên, thành phần dịu nhẹ không gây kích ứng

  • Da mụn: Nên sử dụng những loại mặt nạ do các chuyên gia da liễu khuyên dùng. Không sử dụng linh tinh có thể làm tình trạng mụn lan nhanh 

4. Ưu điểm của các loại mặt nạ nổi bật

4.1 Mặt nạ dạng thạch/gel

Mặt nạ dạng thạch/gel

Mặt nạ dạng thạch/gel

Loại mặt nạ này không nhanh bay hơi trong không khí nên giữ ấm rất tốt phù hợp với những làn khô. Lấy một lượng vừa đủ thoa đều trên da, thư giãn có thể kèm massage trên mặt trong 20-25 phút để dưỡng chất thẩm thấu vào bên trong. Sau đó gạt hết lớp gel đó đi và rửa sạch lại với nước.

4.2 Mặt nạ sủi bọt

Mặt nạ sủi bọt

Mặt nạ sủi bọt

Dạng mặt nạ sửi bọt thường được dùng để thải độc và làm sạch những bụi bẩn, dầu nhờ sâu bên trong lỗ chân lông. Vì nó có tác dụng chuyên sâu nên việc sử dụng mặt nạ này chỉ nên dừng lại ở 1 tuần/ lần. Thoa một lương vừa đủ trên da, cho lớp mặt nạ sủi bọt bông lên. Thư giãn trong 15 – 20 phút sau đó rửa sạch lại với nước.

4.3 Mặt nạ giấy

Mặt nạ giấy

Mặt nạ giấy

Mặt nạ giấy chuyên được sử dụng để cấp ẩm và những dưỡng chjất cho bề mặt da của bạn. Nó ít thẩm thấu và sâu được bên trong da hơn những loại mặt nạ không cần rửa mặt. Khi đắp nên điều chỉnh sao cho mặt nạ nằm vừa khít trên da. Thư giãn với mặt nạ từ 15 – 20 phút sau đó rửa lại thật sạch với nước mát.

4.4 Mặt nạ ngủ

Mặt nạ ngủ

Mặt nạ ngủ

Mặt nạ nạ thường được sử dụng sau cùng, sau các bước routine thì mặt nạ ngủ sẽ khoá ẩm cho da cả đêm. Mặt nạ ngủ tương đối dày nên bạn chỉ nên thoa một lớp mỏng sau đó giữ nguyên đi ngủ, sang hôm sau dậy rửa mặt thật sạch là ổn.

4.5 Mặt nạ đất sét

Mặt nạ đất sét

Mặt nạ đất sét

Mặt nạ đất sét rất phù hợp cho những người có làn da dầu, da mụn và da vừa lấy mụn. Nó có tác dụng hút sạch bã nhờn, kháng khuẩn, se khít lỗ chân lông. Khi thoa kem hãy thoa lên toàn mặt và thư giãn trong 15 – 20 phút. Không nên để quá lâu khiến da bị khô. Sau đó rửa mặt lại thật sách với nước mát để tăng hiệu quả se khít lỗ chân lông.

4.6 Mặt nạ lột

Mặt nạ lột

Mặt nạ lột

Mạt nạ dạng lột là một loại mặt nạ vật lý, trước khi thoa lên da nó có dạng gel. Nhưng khi thoa mỏng lên mặt thì mặt nạ bắt đầu keo dính lại. Sau khi để khô 15 phút thì có thể lột ra, lúc này mụn đầu đen, tế bào chết lông tơ trên mặt sẽ đi theo lớp lột mà thoát khỏi da. Sau khi đã lột sạch rửa lại với nước để loại bỏ hết lớp mặt nạ.

5. Một số lưu ý khi sử dụng mặt nạ

5.1 Lựa chọn mặt nạ phù hợp

Như đã nói ở trên mỗi loại mặt nạ đều có tác dụng riêng phù hợp với từng loại da nên bạn hãy tìm hiểu về làn da của mình và sản phẩm mặt nạ trước khi áp dụng lên làn da của bản thân.

5.2 Sử dụng thời gian phù hợp

Mỗi loại mạt nạ lại có những thời gian đắp trên da khác nhau để đảm bảo cách tinh chất được thẩm thấu trên da trọn vẹn nhất. Có loại chỉ khoảng 5 -7 phút, nhưng có loại từ 15 – 20 phút, có loại thì để qua đêm vì vậy hãy tìm hiểu kĩ sản phẩm.

5.3 Kiểm tra thành phần

Nếu bạn sở hữu một làn da nhạy cảm hãy lưu ý và tránh những thành phần có thể làm kích ứng, tấy đỏ làn da của bạn.

5.4 Kiểm tra phản ứng của da

Để tránh tình trạng kích ứng, mẩn đỏ, nổi mụn viêm trên khuôn mặt bởi những thành phần sản phẩm không rõ ràng bạn hãy test thử lên một dùng nhỏ trên da cổ của mình. Nếu bạn không thấy kích ứng hay mẩn đỏ thì tức là sản phẩm này da mặt của bạn có thể sử dụng.

5.5 Chăm sóc da sau khi sử dụng

Đắp mặt nạ xong có cần rửa mặt không thì nó còn tuỳ thuộc vào từng loại mặt nạ mà bạn sử dụng. Nhưng sau khi đã sử dụng mặt nạ thì bạn cần làm cấp ẩm và làm sạch cho da với toner. Sau đó làm bước các bước routine trên da để dưỡng ẩm cho da mềm mại.

Trên đây YODY đã mang đến những thông tin xung quanh câu hỏi “đắp mặt nạ xong có cần rửa mặt không”. Hi vọng bạn đã có câu trả lời phù hợp cho bản thân và lựa chọn được loại mặt nạ phù hợp.

Related Posts