Cập nhật 2024: 6 bộ sách dạy trẻ 8-12 tuổi hành vi tích cực
Một cuốn sách hay có thể biến một cảm xúc trừu tượng, một vấn đề, một tình huống thành cụ thể, gần gũi và quan trọng nhất, đi kèm với giải pháp. Với trẻ lớn, những cuốn sách vẫn cần cụ thể nhưng cũng có nhiều sắc thái đa dạng hơn. Nhất là nếu bạn định dùng sách để hướng dẫn con về cảm xúc, xử lý tình huống, rèn hành vi tích cực. Chỉ vì trẻ đã lớn không có nghĩa là trẻ biết đối mặt tốt với mọi cảm xúc. Những cơn mè nheo, ăn vạ của tuổi lên 3 đã qua. Nhưng lần này, các cô cậu đã hoặc đang bước vào tuổi dậy thì có nhiều cảm xúc phức tạp hơn, sâu sắc hơn. Chính vì vậy, việc kiểm soát cảm xúc cũng trở nên thử thách hơn.
> 7 bộ sách dạy trẻ 2-4 tuổi hành vi tích cực
> 10 bộ sách dạy trẻ 4-7 tuổi hành vi tích cực
Các phụ huynh có thể tham khảo 6 bộ sách dưới đây khi dạy trẻ
8-12 tuổi hành vi tích cực:
Bộ sách về tình bạn, sự tự tin và các kỹ năng xã hội
Không phải cùng một tác giả nhưng những cuốn sách này có
chung một chủ đề. Chúng vô cùng phù hợp để dạy con các kỹ năng xử lý tình huống,
trân trọng nét riêng của mình, giá trị của mình. Trong giai đoạn mà áp lực bạn
cùng lứa là rất lớn, việc dần trang bị cho con kỹ năng cần thiết, thông qua sách,
cuộc sống thường ngày, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Bộ sách về cảm xúc dành cho trẻ cuối Tiểu học, đầu THCS
Cảm xúc, cảm nhận thay đổi nhiêu trong giai đoạn trẻ sắp bước vào tuổi dậy thì. Những cuốn sách dưới đây của tác giả Mary C. Marira. Bà là tiến sĩ, nhà tâm lý học lâm sàng. Do đó, bà đã sử dụng nhiều ví dụ thực tiễn, trên cơ sở khoa học để dạy trẻ hiểu các cảm xúc phức tạp. Ví dụ, “Emotions, Making Sense of Your Feeling” dành cho trẻ 12-15 tuổi. Cuốn sách đề cập tới nỗ lo lắng, ngượng ngùng, xấu hổ, cảm giác tội lỗi, hổ thẹn, tự hào, cô đơn, buồn bã, ghen tỵ và nhiều cấp độ hạnh phúc.
Trong khi đó, “Understanding Myself: A Kid’s Guide to Intense Emotions and Strong Feelings” hướng tới nhóm trẻ 9-12 tuổi. Cuốn sách có nhiều câu đố, thông tin thú vị, phù hợp với trẻ lứa tuổi này. Qua đó, trẻ hiểu được rằng, cảm xúc chính là một phần tự nhiên và cân bằng của cuộc sống.
Bộ sách “How to Get Unstuck From the Negative Muck”
Tác giả là Tiến sĩ Lake Sullivan, bộ sách cũng hướng tới đối
tượng học sinh cuối Tiểu học, đầu THCS. Ở giai đoạn phát triển này, cảm xúc có
thể trở nên choáng ngợp. Đặc biệt, những cảm xúc tiêu cực. Một kỹ năng quan trọng
trẻ cần học là dừng suy nghĩ tiêu cực. Cuốn sách gợi ý những cách lành mạnh để
xử lý suy nghĩ tiêu cực trong đầu. Tất cả được đúc rút từ tâm lý học nhận thức.
Bên cạnh đó là các bài tập viết nhật ký. Đây là kỹ thuật đã được chứng minh giúp
giải quyết ổn thoả mọi cảm xúc.
Bộ sách “Laugh and Learn”
Bộ sách này khai thác chủ đề cảm xúc và hành vi tích cực ở
chiều sâu hơn. Vì vậy, rất cần thiết cho trẻ lớn. Trẻ học cách nhận biết cảm xúc
thông qua nhiều ví dụ cụ thể và tìm cách quản lý cảm xúc đó. Ví dụ: trong “How
to Take the Grrrr out of Anger”, trẻ hiểu thế nào là cơn giận, cách giải quyết
tình huống tiềm ẩn nguy cơ bùng nổ cơn giận như sự cô đơn, cảm giác tội lỗi, bất
lực, sợ hãi. Giải pháp được đưa ra theo cách trực tiếp – giải quyết mặt đối mặt
hoặc gián tiếp – trên mạng (online). Bộ sách này khai thác tốt yếu tố hài hước để
giúp mọi chuyện trở nên nhẹ nhàng và dễ tiếp thu hơn.
Bộ sách Amrerican Girl, Care and Keeping Series and the
Smart Girls Series”
Tất cả các cuốn trong bộ sách này đều được viết bởi các chuyên
gia, bác sĩ nhi, nhà tâm lý học. Vì thế, đây là nguồn tài liệu cực kỳ đáng tin
cậy dành cho các cô gái nhỏ.
Bộ sách “What to Do Guides for Kids”
Một bộ sách tuyệt vời xuất bản dưới sự hợp tác của Hiệp hội
Tâm lý Hoa Kỳ và Nhà xuất bản Magination. Sách mang tính tương tác cao. Cha mẹ
và trẻ có thể cùng khai thác cuốn sách nhờ vận dụng các kỹ thuật hành vi – nhận
thức được đề xuất. Mục đích là giúp trẻ vượt qua những cảm xúc khó như giận dữ,
lo lắng, tiêu cực…
Theo Nurture and Thrive