ttgdnn-gdtxquan11.edu.vn gửi tới bạn bài viết Tất tần tật về ngành sư phạm tiếng trung mà các sĩ tử cần biết.
Ở Việt Nam hiện nay, ngành Sư phạm tiếng Trung nói riêng và tiếng trung nói chung ngày càng trở nên phổ biến hơn. Chính vì vậy, việc sử dụng tiếng Trung Quốc thông thạo sẽ mang tới cho các bạn rất nhiều lợi thế trong cơ hội phát triển về nghề nghiệp. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho ngành Sư phạm tiếng Trung ngày càng nhận được nhiều sự đón nhận và quan tâm đặc biệt của các bạn trẻ. Điều đó được thể hiện rõ ràng qua số lượng học sinh đăng kí vào chuyên ngành sư phạm tiếng Trung ở các cơ sở giáo dục luôn tăng theo cấp số nhân.
Nếu bạn là người yêu thích tiếng Trung và đam mê công việc giảng dạy thì ngành sư phạm tiếng Trung sẽ là một trong những sự lựa cho tuyệt vời đối với bạn. Nếu bạn còn phân vân rằng ngành sư phạm tiếng Trung có thật sự phù hợp với bản thân mình hay không thì hãy theo dõi bài viết sau đây, ttgdnn-gdtxquan11.edu.vn sẽ cung cấp những thông tin về ngành này để bạn có thể đưa ra quyết định một cách đúng đắn cho riêng mình nhé!
Tìm hiểu ngành Sư phạm Tiếng Trung
Ngành Sư phạm Tiếng Trung còn có tên gọi tiếng Anh là Chinese Language Teacher Education. Đây là ngành nhằm đào tạo cử nhân sư phạm tiếng Trung có đủ kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp để giảng dạy một cách hiệu quả môn tiếng Trung ở các trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông hay các trung tâm ngoại ngữ. Ngành sư phạm tiếng Trung góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển về nguồn nhân lực trình độ cao cho xã hội và đáp ứng những yêu cầu của xã hội trong quá trình hội nhập quốc tế.
Sứ mệnh dạy học của ngành Sư phạm tiếng Trung là đào tạo ra đội ngũ giáo viên có khả năng sử dụng thật thông thạo tiếng Trung, biết cách truyền đạt những kiến thức một cách dễ hiểu và phải có đầy đủ phẩm chất đạo đức cần thiết của một người làm nghề nhà giáo. Sinh viên sẽ được đào tạo và rèn luyện trong môi trường học thuật đầy sáng tạo và thân thiện nhưng không kém phần nghiêm khắc trong suốt 4 năm học tại cơ sở đào tạo.
Sau khi tốt nghiệp, một cử nhân thuộc ngành Sư phạm tiếng Trung Quốc sẽ phải vừa có năng lực tiếng Trung cao vừa được trang bị được cho mình các nhóm kỹ năng cơ bản để có thể thích nghi một cách tốt nhất với công việc.
Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Tiếng Trung
Về chương trình đào tạo của ngành sư phạm tiếng Trung, các bạn sinh viên cần phải hoàn thành các môn thuộc hai nhóm học phần gồm: học phần chuyên môn và lý luận bắt buộc. Trong đó, các môn bắt buộc gồm có: Tư tưởng HCM, Tin học đại cương, Đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam… Các môn chuyên ngành gồm có: Ngữ âm học – Hán tự, Văn hóa Trung Quốc, Nói, Đọc, Nghe, Viết Tiếng Trung tổng hợp cùng với các kỹ năng đàm phán và giao tiếp tiếng trung một cách thành thạo.
Bên cạnh đó, các bạn còn được đào tạo bài bản về các kỹ năng sư phạm thông qua các môn như: Phương pháp đánh giá – kiểm tra, Tâm lý học đại cương… Tất cả các học phần đó đều đảm bảo cung cấp cho các bạn sinh viên ngành sư phạm tiếng Trung Quốc có được những kiến thức cần thiết nhất định để sẵn sàng tham gia vào công cuộc giảng dạy sau khi tốt nghiệp. Và để biết rõ về các môn học của ngành sư phạm tiếng Trung Quốc, sau đây mời các bạn tham khảo qua chương trình đào tạo ngành học này của Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội:
>>> Xem thêm: Ngành kế toán và những điều bạn cần biết khi theo học
STT | Tên môn học | Số tín chỉ |
---|---|---|
I. |
Khối kiến thức chung (không tính các môn từ số 9 đến số 11) |
27 |
1 |
Nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lê nin (1) |
2 |
2 |
Nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lê nin (2) |
3 |
3 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
2 |
4 |
Đường lối cách mạng Đảng Cộng sản Việt Nam |
3 |
5 |
Tin học cơ sở (2) |
3 |
6 |
Ngoại ngữ (A1) |
4 |
7 |
Ngoại ngữ (A2) |
5 |
8 |
Ngoại ngữ (B1) |
5 |
9 |
Giáo dục thể chất |
4 |
10 |
Giáo dục quốc phòng-an ninh |
8 |
11 |
Kỹ năng bổ trợ |
3 |
II. |
Khối kiến thức chung theo lĩnh vực |
6/15 |
1 |
Địa lý đại cương |
3 |
2 |
Môi trường và phát triển |
3 |
3 |
Thống kê cho khoa học xã hội |
2 |
4 |
Toán cao cấp |
4 |
5 |
Xác suất thống kê |
3 |
III. |
Khối kiến thức chung của khối ngành |
8 |
III.1 |
Bắt buộc |
6 |
1 |
Cơ sở văn hoá Việt Nam |
3 |
2 |
Nhập môn Việt ngữ học |
3 |
III.2 |
Tự chọn |
2/14 |
3 |
Tiếng Việt thực hành |
2 |
4 |
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học |
2 |
5 |
Logic học đại cương |
2 |
6 |
Tư duy phản biện |
2 |
7 |
Cảm thụ nghệ thuật |
2 |
8 |
Lịch sử văn minh thế giới |
2 |
9 |
Văn hóa các nước ASEAN |
2 |
IV. |
Khối kiến thức chung của nhóm ngành |
57 |
IV.1 |
Khối kiến thức Ngôn ngữ – Văn hóa |
18 |
IV.1.1 |
Bắt buộc |
12 |
1 |
Ngôn ngữ học tiếng Trung Quốc (1) |
3 |
2 |
Ngôn ngữ học tiếng Trung Quốc (2) |
3 |
3 |
Đất nước học Trung Quốc (1) |
3 |
4 |
Giao tiếp liên văn hóa |
3 |
IV.1.2 |
Tự chọn |
6/24 |
1 |
Ngữ dụng học tiếng Trung Quốc |
3 |
2 |
Ngôn ngữ học đối chiếu |
3 |
3 |
Phân tích diễn ngôn |
3 |
4 |
Tiếng Hán cổ đại |
3 |
5 |
Đất nước học Trung Quốc (2) |
3 |
6 |
Văn học Trung Quốc (1) |
3 |
7 |
Văn học Trung Quốc (2) |
3 |
8 |
Các chuyên đề về ngôn ngữ văn hóa Trung Quốc |
3 |
IV.2 |
Khối kiến thức tiếng |
39 |
1 |
Tiếng Trung Quốc (1A) |
4 |
2 |
Tiếng Trung Quốc (1B) |
4 |
3 |
Tiếng Trung Quốc (2A) |
4 |
4 |
Tiếng Trung Quốc (2B) |
4 |
5 |
Tiếng Trung Quốc (3A) |
4 |
6 |
Tiếng Trung Quốc (3B) |
4 |
7 |
Tiếng Trung Quốc (4A) |
4 |
8 |
Tiếng Trung Quốc (4B) |
4 |
9 |
Tiếng Trung Quốc (3C) |
3 |
10 |
Tiếng Trung Quốc (4C) |
4 |
V |
Khối kiến thức ngành |
38 |
V.1 |
Bắt buộc |
17 |
1 |
Tâm lý học |
3 |
2 |
Giáo dục học |
3 |
3 |
Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục và đào tạo |
2 |
4 |
Lý luận giảng dạy tiếng Trung Quốc |
3 |
5 |
Phương pháp giảng dạy tiếng Trung Quốc |
3 |
6 |
Kiểm tra đánh giá ngoại ngữ |
3 |
V.2 |
Tự chọn |
12/27 |
1 |
Phiên dịch |
3 |
2 |
Biên dịch |
3 |
3 |
Tâm lý học giảng dạy tiếng nước ngoài |
3 |
4 |
Thiết kế giáo án và phát triển tài liệu |
3 |
5 |
Xây dựng chương trình giảng dạy |
3 |
6 |
Giảng dạy tiếng Trung Quốc chuyên ngành |
3 |
7 |
Công nghệ trong dạy và học ngoại ngữ |
3 |
8 |
Một số chuyên đề về giảng dạy tiếng Trung Quốc tại VN và thế giới |
3 |
9 |
Lý luận về học ngôn ngữ và thực hành khám phá |
3 |
V.3 |
Khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp |
9 |
1 |
Thực tập |
3 |
2 |
Khóa luận tốt nghiệp hoặc 2 trong số các học phần tự chọn của IV và V |
6 |
Tổng cộng |
136 |
Ngành Sư phạm Tiếng Trung Quốc hiện tại có rất nhiều trường đại học lớn đào tạo. Để theo học ngành này thì thí sinh có thể đăng ký nguyện vọng tuyển sinh vào một trong số các trường có đào tạo Ngành Sư phạm Tiếng Trung Quốc như: Khoa Ngoại ngữ – Đại học Thái Nguyên, Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế, Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng, Đại học Sư phạm TP.HCM. Ngoài ra cần tìm hiểu thật kỹ về phương thức tuyển sinh, đề án tuyển sinh, điểm trúng tuyển của mỗi trường qua các năm để lựa chọn một môi trường đại học thật sự phù hợp với năng lực của chính mình.
Các khối thi vào đại học ngành Sư phạm Tiếng Trung Quốc
Khối thi vào ngành sư phạm tiếng Trung Quốc sẽ có sự thay đổi cụ thể tùy thuộc vào từng cơ sở đào tạo. Những khối thi sau đây đã được liệt kê dưới đây được thống kê trên phạm vi của cả nước, các bạn có thể lựa chọn một trong những khối thi có những môn mà bản thân học tốt để có thể đạt được kết quả cao nhất:
- A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh.
- D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh.
- D04: Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung.
- D66: Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tiếng Anh.
- D78: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh.
- D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh.
- D97: Toán, Khoa học xã hội, Tiếng Anh.
Điểm chuẩn xét tuyển ngành Sư phạm Tiếng Trung
Điểm chuẩn xét tuyển ngành sư phạm tiếng Trung Quốc được chia làm 02 phương thức xét tuyển sau:
- Xét theo phương thức xét học bạ: Điểm xét học bạ dao động từ 21.23 – 24 điểm, có thể kèm thêm tiêu chí phụ là thành tích học sinh giỏi.
- Xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT: Điểm chuẩn nằm trong khoảng 20 – 26.8 điểm (thang điểm 30) tùy theo từng cơ sở đào tạo; từ 34 – 36.08 điểm (đối với thang điểm 40, nhân đôi điểm ngoại ngữ) tại trường Đại học Ngoại Ngữ – Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
Các trường đại học đào tạo ngành Sư phạm Tiếng Trung
Nếu quan tâm và thật sự muốn học ngành sư phạm tiếng Trung Quốc, bạn có thể tham khảo và ưu tiên lựa chọn nộp hồ sơ vào một trong các trường đại học uy tín sau đây:
- Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Trường Khoa Ngoại ngữ – Đại học Thái Nguyên
- Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế
- Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng
- Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
- Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Nhân Văn
- Trường Đại Học Ngoại Ngữ – Tin Học TP. Hồ Chí Minh
- Trường Đại Học Sài Gòn
- Trường Đại Học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh
- Trường Đại Học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh
- Trường Đại Học Hùng Vương TP. Hồ Chí Minh
Tốt nghiệp ngành Sư phạm Tiếng Trung Quốc ra trường làm nghề gì?
Sau khi tốt nghiệp ngành sư phạm tiếng Trung Quốc thì ra trường làm nghề gì? Đây là câu hỏi mà có rất nhiều bạn đã và đang đặt ra. Để giải đáp câu hỏi đó, các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành học này có thể tham khảo và đảm nhận các vị trí công việc mà Mua bán gợi ý sau đây:
- Giáo viên tại các trường đại học, trường cao đẳng hay các trung tâm ngoại ngữ hoặc làm gia sư tại nhà trên khắp cả nước.
- Chuyên viên nghiên cứu về lĩnh vực văn hóa và ngôn ngữ Trung Quốc.
- Biên dịch – phiên dịch viên phụ trách dịch thuật các loại văn bản, tài liệu, giấy tờ, sổ sách,… có nội dung từ tiếng Trung sang tiếng Việt hoặc ngược lại cho các công ty/ doanh nghiệp Trung Quốc hoặc có đối tác là người Trung Quốc.
- Thư ký hoặc nhân viên phụ trách bộ phận hợp tác Quốc tế tại các cơ quan văn hóa có sử dụng ngôn ngữ Trung Quốc.
- Công tác hướng dẫn viên du lịch tại các địa điểm sở hữu số lượng du khách người Trung Quốc đông đảo.
- Chuyên viên trong ngành Marketing, giao dịch thương nghiệp, công ty tổ chức sự kiện, văn phòng trong các doanh nghiệp yêu cầu sử dụng tiếng Trung Quốc.
- Có thể làm việc trong các lĩnh vực chuyên môn như đàm phán viên tiếng Trung, thương nghiệp, lữ hành, du lịch ở các doanh nghiệp du lịch, các công ty, các nhà hàng và khách sạn (hướng dẫn viên du lịch, nhân viên phòng du lịch, tiếp tân tại các nhà hàng, khách sạn…).
Xem thêm: Học Ngôn ngữ Trung ra làm gì? Trường nào dạy ngôn ngữ Trung?
Mức lương của ngành Sư phạm Tiếng Trung là bao nhiêu?
Mức lương dành cho các công việc có yêu cầu sử dụng thông thạo ngôn ngữ Trung Quốc hiện nay khá hấp dẫn và được rất nhiều bạn trẻ quan tâm:
- Sinh viên vừa mới tốt nghiệp và chưa có kinh nghiệm làm việc có mức lương dao động khoảng từ 6 – 7 triệu đồng/tháng. Sau khi tích lũy được vốn kinh nghiệm thì thu nhập có thể tăng lên mức từ 9 – 10 triệu đồng/tháng.
- Đối với người đã có kinh nghiệm làm việc trước đó và làm các vị trí làm việc như là quản lý hay trưởng phòng thì có mức lương cơ bản nằm trong khoảng xấp xỉ từ 12 – 14 triệu đồng/tháng. Mức lương này chưa bao gồm các khoản phụ phí khác như tiền thưởng lễ tết, phúc lợi hay tăng ca.
- Đối với những người tham gia giảng dạy tại các trường học thuộc các hệ thống trường học công lập hay làm việc tại các cơ quan nhà nước thì mức lương này sẽ được tính theo quy định của nhà nước. Còn đối những người giảng dạy tại các trường học dân lập thì mức lương dao động từ 7 – 10 triệu đồng/ tháng và tùy thuộc vào năng lực hay kinh nghiệm làm việc của mỗi người sẽ có mức lương cao hơn.
Ngoài việc làm công tác giảng dạy tiếng Trung Quốc, các bạn còn có thể làm những công tác khác có liên quan đến tiếng Trung Quốc như thông dịch viên, hướng dẫn viên du lịch,… Mức lương còn tùy thuộc vào năng lực và vị trí công việc sẽ có các mức lương khác biệt với nhau.
Các bạn ngành Sư phạm Tiếng Trung có thể tìm được một việc làm phù hợp tại website ttgdnn-gdtxquan11.edu.vn. Bấm vào link bên dưới để tìm hiểu thêm: |
Ngành Sư phạm Tiếng Trung cần có những tố chất gì?
Để xác định rằng bản thân có thật sự phù hợp với ngành sư phạm tiếng Trung Quốc hay không, các bạn có thể tham khảo qua các yếu tố sau đây để đưa ra quyết định phù hợp nhất cho mình nhé:
- Có đam mê với việc học tiếng Trung.
- Có trí nhớ tốt và có vốn hiểu biết sâu rộng về văn hóa, đất nước và con người Trung Quốc.
- Có tinh thần hợp tác cao, trách nhiệm, tính tỉ mỉ, tinh tế, cẩn thận trong các công việc được giao.
- Tư duy nhạy bén.
- Chịu được áp lực công việc nặng.
- Có kỹ năng làm việc nhóm.
- Kỹ năng truyền đạt một cách dễ hiểu và logic trên cả nhị bình diện nói và viết.
- Thật sự có tâm huyết với nghề, đạo đức và tấm lòng cao cả.
- Luôn tìm tòi, học hỏi, sáng tạo và năng cao hiệu quả trong việc tổ chức dạy học và đánh giá kết quả.
Sau khi tìm hiểu qua các tố chất cần thiết có trong ngành sư phạm tiếng Trung Quốc, hy vọng các bạn sở hữu một trong những yếu tố đó có thể trao dồi và phát huy năng lực của bản thân để có thể học thật tốt ngành này nhé!
Tổng kết
Nếu bạn thật sự yêu thích tiếng Trung và có đam mê nhiệt huyết với việc giảng dạy loại ngôn ngữ này thì ngành Sư phạm tiếng Trung Quốc chắc chắn sẽ là lựa chọn phù hợp với bạn. Với nhu cầu thị trường sử dụng tiếng Trung ngày càng tăng vọt như hiện nay thì đây là ngành học hứa hẹn sẽ mang đến cho các bạn cơ hội việc làm mở rộng và nói không với hai từ “thất nghiệp”. Sau khi tốt nghiệp ngành học này, các bạn hoàn toàn có thể thử sức ở nhiều lĩnh vực khác nhau nếu có hứng thú. Do vậy, đây là ngành học mang lại cho bạn rất nhiều lợi thế hơn so với rủi ro.
Bài viết trên ttgdnn-gdtxquan11.edu.vn đã chia sẻ đến các bạn những thông tin về ngành sư phạm tiếng Trung và đưa ra những gợi ý về những tố chất về ngành học này giúp bạn xác định được rằng mình có thật sự phù hợp với sư phạm tiếng trung không. Hy vọng bài viết này mang đến giá giá trị cho các bạn. Chúc các bạn thành công trên con đường học vấn và lựa chọn nghề nghiệp của mình.
>>> Xem thêm: