Phương trình hóa học

PTHH: Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2 + H2O

th-kimdong-tamky-quangnam.edu.vn biên soạn và giới thiệu phương trình phản ứng Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2 + H2O. Đây là phương trình oxi hóa khử. Phương trình này sẽ xuất hiện trong nội dung các bài học: Cân bằng phản ứng oxi hóa khử Hóa học 10, tính chất Hóa học của Al và tính chất hóa học HNO3…. cũng như các dạng bài tập. Bài viết giới thiệu các nội dung liên quan giúp học sinh nắm bắt kiến thức cơ bản. Mời các bạn đón đọc:

1. Phương trình phản ứng Al tác dụng HNO3

10Al + 36HNO3 loãng → 10Al(NO3)3 + 3N2 + 18H2O

2. Cách cân bằng phản ứng Al tác dụng HNO3

a) Xác định vai trò của từng chất tham gia phản ứng và nêu sự oxi hóa, sự khử:

Al0 + H+5NO3 loãng →Al+3(NO3)3+ N02+ H2O

Số oxi hóa của Al tăng từ 0 lên +3 => Al là chất khử

Số oxi hóa của N giảm từ +5 xuống 0 => HNOlà chất oxi hóa

Sự oxi hóa: Al → Al+3 + 3e

Sự khử: 2N+5 + 10e → N2

b) Cân bằng phản ứng trên theo phương pháp thăng bằng electron.

0Al + H+5NO3 loãng →+3Al(NO3)3+ 0N2 + H2O

Phương trình phản ứng Al + HNO3

3. Điều kiện phản ứng xảy ra Al tác dụng HNO

Dung dịch HNO3 loãng

4. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

  • Bản chất của Al (Nhôm)

– Trong phản ứng trên Al là chất khử.

– Al tác dụng với các axit có tính oxi hoá mạnh như dung dịch HNO3 loãng, HNO3 đặc, nóng và H2SO4 đặc, nóng. (Chú ý: Al bị thụ động hoá trong dung dịch HNO3 đặc, nguội hoặc H2SO4 đặc nguội)

  • Bản chất của HNO3 (Axit nitric)

– Trong phản ứng trên HNO3 là chất oxi hoá.

– Đây là một monoaxit mạnh, có tính oxi hóa mạnh có thể nitrat hóa nhiều hợp chất vô cơ.

5. Tính chất hóa học của nhôm 

5.1. Tác dụng với oxi và một số phi kim.

4Al + 3O2→ 2Al2O3

Ở điều kiện thường, nhôm phản ứng với oxi tạo thành lớp Al2O3 mỏng bền vững, lớp oxit này bảo vệ đồ vật bằng nhôm, không cho nhôm tác dụng oxi trong không khí, nước.

2Al + 3Cl2 → 2AlCl3

5.2.  Nhôm tác dụng với axit (HCl, H2SOloãng,..)

  • Tác dụng với axit (HCl, H2SO4 loãng,..)

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Chú ý: Nhôm không tác dụng với H2SO4, HNO3 đặc, nguội

  • Tác dụng với axit có tính oxi hóa mạnh như HNO3 hoặc H2SOđậm đặc

Al + 4HNO3→ Al(NO3)3 + NO + 2H2O

Al + 6HNO3 → Al(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O

2Al + 6H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

5.3. Tác dụng với dung dịch muối của kim loại yếu hơn.

AI + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3Ag

2Al + 3FeSO4 → Al2(SO4)3 + 3Fe

5.4. Tính chất hóa học riêng của nhôm.

Do lớp oxit nhôm bị hòa tan trong kiềm nên nhôm phản ứng với dung dịch kiềm.

2Al + 2H2O + 2NaOH → 2NaAlO2+ 3H2

5.5. Phản ứng nhiệt nhôm

Phản ứng nhiệt nhôm là phản ứng hóa học toả nhiệt trong đó nhôm là chất khử ở nhiệt độ cao.

Ví dụ nổi bật nhất là phản ứng nhiệt nhôm giữa oxit sắt III và nhôm:

Fe2O3+ 2Al → 2Fe + Al2O3

Một số phản ứng khác như:

3CuO+ 2Al → Al2O3 + 3Cu

8Al + 3Fe3O4 → 4Al2O3 + 9Fe

6. Các phương trình hóa học khác

Al2O3 + H2SO4 → Al2(SO4)3 + H2O

NH3 + AlCl3 + H2O → Al(OH)3 + NH4Cl

Al + HNO3 (đặc nóng) → Al(NO3)3 + NO2 + H2O

7. Bài tập vận dụng liên quan 

Câu 1. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Dung dịch AlCl3 và Al2(SO3)3 làm quỳ tím hóa hồng

B. Al(OH)3, Al2O3, Al đều là các chất lưỡng, tính

C. Nhôm là kim loai nhẹ và có khả năng dẫn điện Iot

D. Từ Al2O3 có thế điều chế được Al.

Đáp án: B

Sai: Al(OH)3, Al2O3, Al đều là các chất lưỡng, tính

Al không phải chất lưỡng tính

Câu 2. Hiện tượng nào xảy ra khi cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3?

A. Ban đầu không thấy hiện tượng, sau đó kết tủa xuất hiện

B. Xuất hiện kết tủa keo trắng ngay lập tức, sau đó kết tủa tan dần

C. Ban đầu không thấy hiện tượng, sau đó kết tủa xuất hiện, rồi tan dần.

D. Xuất hiện kết tủa keo trắng ngay lập tức và không tan,

Đáp án: B

Phương trình phản ứng

3NaOH + AlCl3 → Al(OH)3 + 3NaCl

NaOH + Al(OH)